CÙNG LEGEND WESTLAKE KHÁM PHÁ 5 ĐỊA DANH KHÔNG THỂ BỎ LỠ KHI GHÉ THĂM HÀ NỘI

Hà Nội luôn là sự lựa chọn hàng đầu của đông đảo khách du lịch. Nơi đây không chỉ là trung tâm của văn hóa và lịch sử Việt Nam mà còn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp phong phú của các điểm tham quan. Cùng Legend Westlake Hotel tìm hiểu về những điểm đến không thể bỏ qua khi tới Hà Nội nhé!

  1. Văn miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám đặt mình là biểu tượng của tri thức và hệ thống giáo dục Việt Nam. Nơi này là điểm tôn kính các Tiên thánh và Tiên sư của đạo Nho, đồng thời cũng là nơi thể hiện sự tôn trọng đối với Tư nghiệp Quốc Tử Giám, nơi đã hình thành và phát triển những giá trị đạo đức của nền giáo dục Việt Nam.

Văn Miếu Quốc Tử Giám - Kinh nghiệm tham quan 2024 A-Z

Văn Miếu Quốc Tử Giám đặt mình là biểu tượng của tri thức và hệ thống giáo dục Việt Nam

Địa chỉ, giá vé, giờ mở cửa

  • Địa chỉ: Số 58 phố Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, TP. Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 8:00 – 17:00 hàng ngày
  • Giá vé: 30.000 VNĐ/người

Tham quan gì ở Văn Miếu Quốc Tử Giám?

Văn Miếu Môn

Kinh nghiệm khám phá Di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Môn là phần cổng Tam quan ở phía ngoài khu di tích

Văn Miếu Môn là phần cổng Tam quan ở phía ngoài khu di tích. Văn Miếu Môn gồm 3 cửa, 2 tầng. Tầng trên có đề 3 chữ Văn Miếu Môn theo chữ Hán cổ. Phía trước cổng Tam quan là hai tấm bia nằm hai bên cùng tứ trụ nghi môn ở ngay giữa. Văn Miếu Môn toát lên vẻ trang trọng, tôn nghiêm. 

Hồ Văn và Vườn Giám

Di tích

Hồ Văn hay còn được biết đến với tên gọi hồ Giám, hồ Minh Đường. Hồ nằm ngay trước cổng của khu di tích Văn Miếu. Hồ Văn khá rộng, giữa lòng hồ là gò Kim Châu. Trên gò là Phán Thủy Đường – nơi diễn ra những buổi bình luận văn chương của nho sĩ xưa.

Nằm ở bờ tường phía Tây của Văn Miếu, vườn Giám là nơi có nhà bát giác, hồ nước, cây cảnh và rất nhiều tiểu cảnh khác. Khu vườn là nơi tham quan, thư giãn và diễn ra các hoạt động văn hóa hấp dẫn.

Đại Trung Môn

Văn Miếu Quốc Tử Giám: Tâm điểm văn hóa giáo dục Việt Nam

Đại Trung Môn là chiếc cổng thứ hai của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Công trình này bao gồm 3 gian, được xây trên nền gạch cao với phần ngói mũi hài thiết kế theo kiểu mái đình thời xưa.

2. Hoàng Thành Thăng Long

Cận cảnh "báu vật" ngàn năm tuổi tại Khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long ngày nay là quần thể di tích đáng tự hào của dân tộc khi chứa đựng giá trị lịch sử to lớn

Trải qua bao thăng trầm, biến đổi, Hoàng thành Thăng Long ngày nay là quần thể di tích đáng tự hào của dân tộc khi chứa đựng giá trị lịch sử to lớn. Di tích sở hữu các công trình kiến trúc đồ sộ, quy mô và nhiều hoạt động hấp dẫn, giúp mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm ý nghĩa trong chuyến du lịch Hà Nội.

Địa chỉ, giá vé, giờ mở cửa

  • Địa chỉ: Số 19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 8:00 – 17:00 hàng ngày
  • Giá vé: 30.000 VNĐ/người

Tham quan gì ở Hoàng Thành Thăng Long?

Kỳ Đài – Cột Cờ Hà Nội Hoàng Thành Thăng Long

Cột cờ Hà Nội - www.dulichvn.org.vn

Nơi bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh Hoàng thành Thăng Long.

Điểm dừng chân đầu tiên trong cụm di tích Hoàng thành đó là Kỳ Đài, hay thường được gọi là Cột cờ Hà Nội. Đây là di tích có kết cấu dạng tháp, được xây dựng dưới triều Nguyễn từ năm 1805 đến 1812, cùng thời với Hoàng thành Thăng Long. 

Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế, thân cột, và đài vọng canh, với tổng chiều cao khoảng 33,4m. Bên trong công trình có thiết kế cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên đỉnh – nơi bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh Hoàng thành Thăng Long.

Đoan Môn Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long - Chứng nhân lịch sử dân tộc

Đoan Môn – Cổng chính dẫn vào Hoàng thành

Rời Cột cờ Hà Nội, bạn đi thêm một đoạn nữa sẽ đến Đoan Môn, cổng chính dẫn vào Hoàng thành. Đoan Môn đã xuất hiện từ thời Lý, nhưng kiến trúc mà chúng ta thấy ngày nay là do nhà Lê xây dựng vào thế kỷ XV và nhà Nguyễn tu bổ vào thế kỷ XIX.

Đoan Môn là tường thành phía Nam, được xây theo lối kiến trúc cuốn vòm cân xứng gần như tuyệt đối qua “trục thần đạo”, với 5 cổng thành: cổng giữa to nhất dành cho vua, 4 cổng còn lại dành cho quan lại, hoàng thân, quốc thích.

Khu Khảo Cổ 18 Hoàng Diệu

Di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu

Đây là nơi cho bạn một bức tranh lớn về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật của các triều đại phong kiến thông qua các di tích và di vật được tìm thấy sau cuộc khai quật khảo cổ vào năm 2002. 

Khu vực này sau đó được Viện khảo cổ học phân thành bốn khu riêng biệt để tiện theo dõi và nghiên cứu. Có rất nhiều dấu tích lịch sử nằm xen lẫn, chồng xếp lên nhau suốt 13 thế kỷ.

3. Khu du tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phủ Chủ Tịch: Kinh nghiệm thăm quan khu di tích cực kì giá trị

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn được gọi là Khu di tích Phủ Chủ tịch, là một khu di tích lịch sử quan trọng tại Hà Nội, Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ và tưởng nhớ về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Khu di tích bao gồm nhiều công trình và địa điểm liên quan trực tiếp đến cuộc sống và công tác của Hồ Chí Minh trong những năm cuối đời.

Địa chỉ, giá vé, giờ tham quan

  • Địa chỉ: Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
  • Giá vé: Miễn phí đối với người Việt Nam, 40.000VNĐ/khách nước ngoài
  • Giờ mở cửa:  +    Mùa hè:  Sáng : Từ 7h30 đến 11h

                                            Chiều: Từ 13h30 đến 16h00

  •  Mùa đông: Sáng : Từ 8h00 đến 11h00

                                    Chiều: Từ 13h30 đến 16h00

Tham quan gì tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh – Wikipedia tiếng Việt

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi an nghỉ vĩnh hằng của Bác Hồ, được khởi công xây dựng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973 và hoàn thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng được xây dựng bằng đá granit, tọa lạc tại Quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Nhà sàn Bác Hồ

Nhà sàn Bác Hồ - Kinh nghiệm tham quan chi tiết từ A-Z

Nhà sàn là nơi Bác Hồ sống và làm việc từ năm 1958 đến 1969. Ngôi nhà giản dị này phản ánh lối sống khiêm tốn, giản dị của Người. Nhà sàn được bao quanh bởi vườn cây và ao cá, tạo nên một không gian yên bình và thanh tịnh.

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Kinh nghiệm tham quan A-Z 2024

Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm trong khuôn viên của Khu di tích, là nơi trưng bày hàng nghìn hiện vật, hình ảnh và tài liệu quý giá về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Bảo tàng giúp du khách hiểu rõ hơn về con người, tư tưởng và những đóng góp to lớn của Người đối với đất nước và nhân loại.

Nhà thờ lớn Hà Nội

Nhà thờ Lớn Hà Nội: Khám phá nhà thờ cổ đẹp nhất thủ đô

Một địa điểm nhất định phải ghé thăm khi tới Hà Nội đó chính là Nhà thờ lớn Hà Nội. Được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, nhà thờ lớn Hà Nội nằm trong danh sách 7 nhà thờ nổi tiếng của Thủ đô. Với sự cổ kính, uy nghi, đây không chỉ là nơi hành hương của tín đồ công giáo mà còn là điểm đến du lịch nổi tiếng của thủ đô.

Địa chỉ, giá vé, giờ mở cửa

  • Địa chỉ: Số 40, phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giá vé: Miễn phí
  • Giờ mở cửa: 

                 Từ thứ 2 đến thứ 7: sáng 8h00 đến 11h00, chiều từ 14h00 đ 20h00

                 Chủ Nhật: sáng từ 7h00 đến 11h30 phút, chiều từ 15h00 đến 21h00.

Tham quan gì ở Nhà thờ lớn Hà Nội?

Tham gia các buổi lễ tại Nhà thờ lớn Hà Nội

Bạn có tò mò về những nghi thức trong một buổi lễ của người Công giáo thì hãy đến đúng giờ để tham gia một buổi lễ của người dân theo đạo tại đây. Những buổi thánh lễ nhưng lễ cưới, lễ rửa tội, phục sinh,… đều được thực hiện theo nghi thức rất long trọng.

Trải nghiệm không khí Giáng sinh tại Nhà thờ lớn Hà Nội

Nhà thờ Lớn Hà Nội trang hoàng lộng lẫy, du khách check-in từ sáng đến đêm

Là một trong 7 nhà thờ nổi tiếng của Thủ đô nên cứ vào dịp Giáng Sinh hàng năm, nhà thờ lớn lại được đầu tư trang hoàng rực rỡ, trở thành điểm chơi noel lý tưởng của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Tới đây, bạn sẽ được hòa vào dòng người đông đúc, được chiêm ngưỡng hang đá, cây thông, đèn điện lung linh sắc màu và đón một mùa lễ ấm áp, đáng nhớ.

Check-in “sống ảo” tại Nhà thờ lớn Hà Nội

Nhà thờ Lớn Hà Nội - điểm check in ấn tượng dịp Lễ Giáng sinh không nên bỏ qua

Với vẻ đẹp cổ kính, độc đáo, nhà thờ lớn Hà Nội cũng là một điểm chụp ảnh “sống ảo” không tồi. Bức hình bên nhà thờ như một minh chứng cho bạn đã đặt chân đến Thủ đô thân yêu.

4. Nhà tù Hỏa Lò

Giải mã sức hút của Nhà tù Hỏa Lò - “Địa ngục trần gian” giữa lòng Hà Nội

Là một minh chứng rõ nét cho cả một thời kì lịch sử khổ cực mà gian lao, nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội cũng biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của những người con Việt Nam yêu nước. Sau hơn 120 năm kể từ ngày xây dựng, ngày nay, địa danh này đã trở thành điểm tham quan có ý nghĩa lịch sử, giáo dục về truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. 

Địa chỉ, giá vé, giờ mở cửa

  • Địa chỉ: Số 1 Đường Hỏa Lò, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giá vé: 30.000VNĐ/người
  • Giờ mở cửa: Từ 8h00 – 17h00 tất cả các ngày, kể ngày lễ, tết 

Tham quan gì tại Nhà tù Hỏa Lò?

Máy chém khổng lồ – nỗi khiếp đảm của mọi tù nhân

Khách Tây nín thở khi lần đầu thấy máy chém trong nhà tù Hỏa Lò - Báo VnExpress Du lịch

Bên trong nhà tù Hỏa Lò có đặt một máy chém. Đây là công cụ giết người được tạo ra bởi bác sĩ người Pháp Guilotane, được xem là một phương tiện giết người mang tính nhân đạo nhằm thay thế các hình thức xử tử thời trung cổ như ngựa xé, tùng xẻo… 

Cây bàng “tình nghĩa” – minh chứng lịch sử

Thực hư thông tin cây bàng có tác dụng chữa bệnh, cứu sống hàng trăm chiến sỹ tại Nhà tù Hỏa Lò đang được các tour du lịch quảng bá?

Gốc cây Bàng đã trở thành nơi chứng kiến cuộc sống thường nhật, lắng nghe lời chia sẻ, tâm tình về ước mơ, mục tiêu, lý tưởng và tình cảm của những người công sản. Bên cạnh đó, nó còn là một “hòm thư bí mật” quan trọng để các tù nhân trao đổi thông tin, tuyên truyền tài liệu cách mạng. 

Cachot (khu ngục tối) – địa ngục của địa ngục

Chuyện về Nhà tù Hoả Lò: “Địa ngục trần gian” giữa lòng Hà Nội, sau hơn 1 thế kỷ vẫn là địa điểm đáng sợ nhất Đông Nam Á

Khu cachot là những ngục tối có diện tích chỉ vỏn vẹn 4m2 với phần tường quét sơn màu đen âm u. Nơi này không có ánh sáng và thiếu không khí, gây cho tù nhân cảm giác như mình đang ở trong một nấm mồ vô cùng bí bách. Chúng dùng cachot nhằm trừng phạt những người đã tổ chức đấu tranh, tuyên truyền cách mạng hay vượt ngục. Đồng chí Trường Chinh cũng đã từng bị bắt giam ở đây khi tổ chức mít tinh trong tù để kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động.

Hà Nội – sự giao thoa vẻ đẹp giữa cổ kính và hiện đại, giữa những nét đẹp nên thơ, trữ tình và những giá trị về lịch sử, văn hóa. Lưu ngay 5 địa điểm tham quan trên và dành cho mình một kì nghỉ để khám phá Hà Nội ngay nào! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *